Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

THAM LUẬN : NGHIÊN CỨU MỘT HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU

THAM LUẬN

NGHIÊN CỨU 


MỘT HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 

(  Export Contract )


HT  photo HT-EMT1-12_zps0d53b02d.jpg


LỜI BẠT :

Trong giao dịch Kinh Tế quốc tế ,việc MUA ( nhập khẩu ) và BÁN ( xuất khẩu ) giữa các quốc gia có nhiều điểm khác biệt  hơn buôn bán nội địa .Những điểm khác biệt đó là do ngôn ngữ các bên chưa nhất quán hiểu một cách suông sẻ . Luật pháp kinh tế mỗi bên mỗi khác nên sẽ gặp rất nhiều trở ngại sau nầy nếu có tranh chấp trước các cơ quan tài phán KinhTế Quốc Tế . Do đó, để thuận lợi cho việc mua bán giữa các nước , ngưòi ta dùng một cơ sở pháp lý để ràng buộc những điều kiện hợp thương giữa các bên là ký kết Hợp Đồng Kinh Tế Xuất Nhập Khẩu
Hợp đồng Kinh Tế X N K đưọc coi như là một văn bản thoả thuận của các bên căn cứ vào luật pháp kinh doanh của những quốc gia liên quan phù hợp những tiêu chí kinh tế quốc tế được tất cả các quốc gia trên thế giới công nhận và chấp hành .
Trước khi thực hiên việc mua bán , hai bên thường hiệp thương để thảo luận Hợp Đồng , những chuyên viên về Kinh Té của hai bện sẽ thảo luận cách viết Hợp Đồng cho rõ ràng , đầy đủ những nội dung ,chi tiết, và cả những dự đoán may rủi cho những thời kỳ thực hiện trước, trong, và sau khi thực hiện hợp đống .Hợp đồng thường được viết bằng tiếng Anh, cũng có khi các bên thỏa thuận viết bằng tiếng khác nhưng khi có tranh chấp trước cơ quan tài phán Quốc Tế thì Hợp Đồng viết bằng tiếng Anh là cơ sở để giải thích trong việc tranh chấp .

Trong Entry nầy , tôi chỉ chọn một khía cạnh nhỏ được nhiều người quan tâm, đó là loại Hợp Đồng Xuất Khẩu  ( Export  Contract ), và xuất khẩu gạo, một thế mạnh cuả ngành Nông Nghiệp của nước ta ngày nay.
Bài Entry nầy ,chỉ nói lên một mô hình rất nhỏ của Hợp Đồng Kinh Tế , nó chỉ có tánh cách tượng trưng cho chủ đề viết còn ở dạng thô ,  nó không phải là một bài viết hoàn thiện ,  mẫu mực  mà chỉ căn cứ vào kinh nghiệm của tôi trên thương trường quốc tế nhiều năm qua  nên chắc bài viết cũng còn rát nhiều thiếu sót .  Mong quý vị tham khảo và góp ý kiến .

1- MỘT HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TIÊU BIỂU :   

CONTRACT   No :
( HỢP ĐỒNG   Số : ) 
Date:
( Ngày ..)
BETWEEN . ( Giữa .... )..

Address..( Địa chỉ  )..
Tel.... Telex.... Fax....
( Điện thoại ) (Tê lec ) ( Phắc ) ..
Represented by Mr :.....
Hereinafter called  THE BUYER .
(Đại diện là ông......
Sau đây được goi là  BÊN MUA )

And :....
(và )

Address :(Đia Chỉ ).....
Tel :...Telex .. Fax
(Điện thoại ) ( Tê lec ) ( Phắc )
Represented by Mr
Hereinafter called  THE SELLER
(Đại diện là ông :..
Sau đây được gọi là  BÊN BÁN )

The above parties hereby agreed that Seller shall sell and Buyer shall buy the following commodity with the follwing terms and conditions
(Hai bên mua và bán trên đây dồng ý mua và bán những loại hàng hoá sau đây :)

I-ARTICLE 1- 
COMMODITY : Vietnammese Rice Type Peart
(ĐIỀU 1 - TÊN  MẶT HÀNG ) : Gạo Việt Nam đã xay xát )

II-ARTICLE 2-SPECIFICATION :  
(ĐIỀU 2-  QUY CÁCH PHẨM CHẤT HÀNG HOÁ  )
Moisture  ...%  max
 (  Độ ẩm tối đa % )
Foreign ...%max
( Tạp chất tối đa % )
Broken ...% max
( Hạt tấm tối đa % )
Whole grain   %
( Hạt nguyên ít nhất 40% )
Red kernel ...% max
( Hạt đỏ tối đa % )
Immature kernel ....% max
( Hạt non tối đa  % )

III-ARTICLE 3-  :  QUANTITY : 30.000 MT ( +, - 10% more or less at Buyer option )   
( ĐIỀU 3-   SỐ LƯỢNG ): 30.000 Tấn (+, - 10% tuỳ ý người mua chọn lựa .)

I V-ARTICLE  4-  : PACKING :     In new single jute bags of 50 kgs net each
( ĐIỀU 4 -BAO BÌ ĐÓNG GÓI ) :  Đóng gói bằng bao đay đơn, mỗi mỗi bao 50 kg ở trọng lượng tịnh, )

V-ARTICLE 5-  : SHIPMENT :15.000 MT in ..... and 10.000 MT in ....
(ĐIỀU 5-GIAO HÀNG) : 15.000 tấn giao trong ..và 10.000 tấn giao trong ... )

V I-ARTICLE  6-  : PRICE : USD ....../ MT   .FOB Saigon Port
(ĐIỀU 6  GIÁ CẢ ) : Đô La Mỹ ...../ Tấn , giá FOB tại cảng Saigon

V I I -ARTICLE  7-  : PAYMENT :
 By Irrevocable letter of Credit at sight L/C in favor of Vietcombank requiring the following documents for negotiation
( ĐIỀU 7 -THANH TOÁN )
Thanh toán bởi Thư Tín Dụng trả ngay không hủy ngang , người mua mở một Thư Tín Dụng vào tài khoản của Ngân Hàng
Vietcombank và yêu cầu được cung cấp những chứng từ sau :
-Full set of commercial incoice
 ( Toàn bộ những hoá đơn thương mại )
-Full set Clear on Board Bill of Lading
 ( Toàn bộ vận đơn hàng đã làm sạch được chất lên tầu )
-Certificate of weight and quality issued by independent surveyor
 -( Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng do người giám sát độc lập phát hành )
-Certificate of origin
( Giấy chứng nhận xuất xứ )
-Phytosanitary certificate
 ( Giấy chứng nhận vệ sinh thực vật )
-Fummigation certificate
( Giấy chứng nhận đã khử trùng )

V I I I -ARTICLE  8-  : PRE -SHIPMENT SURVEY :
Buyer shall have right to pre-shipment survery of cargo
(ĐIỀU  8 - KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI GIAO HÀNG) :
Người mua có quyền kiểm định hàng hoá trước khi giao hàng )

V I V -ARTICLE  9-  : INSURANCE : 
To be converred by the Buyer
(ĐIỀU 9   ( BẢO HIỂM ):
(Người mua chịu )

X-ARTICLE -10-  : ARBITRATION :
Any disputer , controversy or claim arising out of or relating to this cotract or breach therefore , wich can not amicably be settled by the parties hereto , shall be finally setteld by Legal Solutionin in Singapore

ĐIỀU 10 -  (TRỌNG TÀI) :
Những tranh cãi , bất hoà hay khiếu nại nào phát sinh từ Hợp Đồng nầy , hay bị vi phạm ma hai bên mua bán không hoà giải , thương lượng được sau cùng sẽ được đưa ra tại Toà trọng tài Legal Solution ( Trọng tài pháp lý ) tại Singapore . )

X I - ARTICLE 11- : LOADING TERM
ĐIỀU 11 ( - ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG ) 

1- At the load port, the cargo is to be loaded at the rate of 1000 metric tons ( PWWDSHEXUU) per weather working days of 24 consecutive hours, Suday and
holiday excepted unless used.  If the   "Notice of R eadiness  " is presented before 12 hrs noon laytime to commence at 13 hrs the same day , If the "Notice of Readiness"  is given after 12 hrs noon but before the close of office ( 17:00 hours ) the laytime to commence from 8:00 AM on the next working day Dunnage to be for Buyer Shipowner's account
(1-Tại cảng giao hàng , hàng hóa sẽ được xếp lên tầu theo tỉ lệ 1.000 tấn trong một ngày làm việc trong thời tiết thích hợp của 24 giờ liên tục , trừ ngày chủ nhật và ngày nghỉ nếu những ngày nghỉ nầy không được lên kế hoạch bốc dỡ trước đó .
 Nếu thông báo  "tầu sẵn sàng đến trước 12 giờ trưa " thì thới gian bốc xếp hàng là lúc 13 giờ trong ngày . Nếu thông báo" tàu sẵn sàng đến sau 12 giờ trưa "nhưng trước khi hết giờ làm việc trong ngày là 17 giờ thì thời gian bốc hàng sẽ là đầu giờ ngaỳ làm việc hôm sau lúc 8 giờ sáng .
Những vật tư dùng chèn, lót, che đậy hàng hoá sẽ do người mua hoặc chủ tầu chịụ phí tổn )

2- Shore tally at the Seller's account an on board vessel tally at Buyer / Shipowner's account
(2-Việc kiểm tra các kiện hàng chưa bốc dỡ còn trên bờ sẽ do người bán chịu chi phí , khi hàng đã bốc lên tầu , việc kiểm tra trên sán tầu do người mua hay chủ tầu chịu tổn phí )

3--At loard port , tax for cargo is to Seller's account
(3- Những thuế phát sinh tại cảng giao hàng đi do người bán chịu )

4-Damurage Despatch as per Charter party
(4- Việc thưởng hay phạt theo thời gian bốc xếp căn cứ vào Hợp Đồng thuê tầu thực hiện)

5- All other terms as per Gencon Charter party
(5- Tất cả những điều khoản khác sẽ căn cứ theo Hợp Đồng thuê tàu thực hiện)

X I I -ARTICLE 12- : APPLICABLE :
This Contract shall be governed by and construed according to the laws of The Republic of Singapore

( ĐIỀU 12 - ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG :
Hợp Đồng nầy sẽ được áp dụng theo luật pháp của nước Cộng Hoà Singapore . )

X I I I -ARTICLE 13- FORCE MAJEURE :
The Force Majeure ( Exemption ) clause of The International Chamber of Commerce ( I CC Publication No 412 ) is hereby incorporated in this contract

(ĐIỀU 13- ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG :
Điều khỏan bất khà kháng trong Hợp Đồng nầy được áp dụng trong điều 1 của ấn bản số 412 do Phòng Thương Mại Quốc Tế phát hành )

X I V -ARTICLE 14
- SUNVEY
:
The supervision and survey of the Vietnammese White Rice at mills stores quality , weight , quantity , number of bags ,condition of boxes and paccking will be done by Vinacontrol in Vietnam , the cost thereof being to ..'s account

(ĐIỀU 14- ĐIỀU KHỎAN KIỂM ĐỊNH
:
Việc kiểm định tại kho hay nhà máy về chất lượng , trọng lượng , số bao , bao bì và hộp chứa của hàng hoá gạo nầy của Việt Nam sẽ do Vinacontrol tại Việt Nam đảm nhận , chi phí kiểm định nầy do bên Bán chịu .)

X V -ARTICLE 15- OTHERS :
The Trade Terms used heeein shall be inpreted in accorance 1990 including its amendments . This sales contract is in Hồ chí Minh city ...in 04 ( four ) English originals , 02 (two ) for each side

ĐIỀU 15 - :NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC  :
Tất cả những từ thương mại sử dụng trong Hợp Đồng nầy được diễn giải theo ấn bản 1990 và những phụ lục của nó . Hợp Đồng nầy được làm tại TP HCM .. được lấp thành 4 ( bốn ) bản gốc chính bằng tiếng Anh ,mỗi bên giữ 02 ( hai ) bản .

FOR AND ON BEHALF OF THE  (  BUYER ,  SELLER  )
 ( ĐẠI DIỆN CỦA  BÊN   ( MUA    ,   BÁN  ) 
KÝ TÊN

2-PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH NHỮNG THUẬT NGỮ THƯƠNG MẠI TRONG MỘT SỐ ĐIỀU KHỎAN CỦA HỢP ĐỒNG :

ĐIỀU 1 + 2+ 3 :

Về tên gọi hàng hoá, ( Điều 1 ) cần phải ghi tên rõ ràng ,đầy đủ chứ không được ghi chung chung như là Gạo, vì gạo có nhiều loại, nhiều tên, nhiều phẩm chất khác nhau như độ ẩm, độ tấm , tạp chất v..v.., gạo đã xay xát hay chưa. Mỗi công đoạn biến chế một sản phẩm từ lúc còn là hạt luá cho đến khi thành gạo đều tốn kém chi phí nên người bán phải tính vào giá thành sản phẩm cho đủ ,và người mua chỉ làm những công đoạn còn lại để thành lương thực. Nếu không người bán sẽ giao gạo xấu , sơ chế ,và người mua phải làm lại từ đầu sinh ra đội giá thành lên cao khi bán ra sẽ bị lỗ . Cho nên trong Hợp Đồng

( Điều 2 ) phải ghi rõ đến từng chi tiết của hạt gạo để hai bên không có những tranh chấp về chất lượng sau nầy . Mặt khác , số lượng của hàng hoá mua và bán phải ghi rõ cụ thể trong Hợp Đồng
( Điều 3 ) là bao nhiêu, giao trong thời hạn nào, vì hai bên đã có Kế Họach kinh doanh , tiêu thụ của mình trong thời gian ước tính . Thí dụ bên mua có thể có Hợp Đồng bán lại số gạo mua cho một nước thứ ba trong thời gian nhất định , nếu bên bán không cung cấp đủ hay quá thời hạn , bên Mua sẽ vỡ Hợp Đồng bán lại sản phẩm của mình và sẽ bị đền bù Hợp Đồng cho nước thứ ba .

ĐIỀU 4 + 5 + 6 :

Về bao bì đóng gói ( Điều 4 ) ,theo thông lệ mua bán quốc tế , gao xuất khẩu phải đựng bằng bao đay còn mới , để tránh ẩm mốc trong quá trình vận chuyển bằng tầu trên biển vốn có nhiều sóng gió , mưa nắng ảnh huởng đến chất lượng của gạo . Gạo không được ngộp quá , phải có không khí thông thoáng bên trong bao cho hạt gạo không ngộp, dễ biến chất vì các vi sinh vật luôn sinh sôi nẩy nở trong gạo là ẩm mốc . Trọng lượng 50 kg một bao là người ta đã dự trù những bến cảng không có cần cẩu hay những loại xe cơ giới chuyên môn bốc vác gạo , mà phải dùng bằng phương pháp thủ công sức người. Một người sức khỏe trung bình có thể vác một bao gạo 50 kg từ tầu xuống bến bãi mà không bi kiệt sức nửa chừng .

Trong điều ( 5 ) việc quy định số lượng hàng giao trong một tháng chủ yếu la ràng buộc bên bán phải có trách nhiệm giao hàng nhanh , đúng tiến độ .Trong điều ( 6 ) về đơn vị tiền thanh toán , thông thường là người ta dùng đồng Đô la Mỷ hay đồng Euro ,vì những loại tiền nầy ít khi bị mất giá do suy thoái nền kinh tế của những nước phát hành. Mặt khác, nếu sử dụng những loại tiền không ổn định , người mua , người bán , sẽ có những khoản lời hay khoản lỗ "trời cho" do đồng tiền bị trượt giá trên thi trường . Kinh nghiệm cho thấy nếu đồng tiền bị trợt giá , bên bán sẽ chấp nhân bồi thường Hợp Đồng thay vì giao hàng đúng theo Hợp Đồng để lỗ dài dài hay họ tìm cách " xù " Hợp đồng .

Giá FOB la chũ viét tắt cùa Free on board Price tức là giá giao hàng tạo boog tầu của người mua . Trong ngoại thương còn có những giá khác như F A S ( Free along side Price ) tức giá giao hàng dọc mạn tầu )

ĐIỀU 7 + 8 + 9 :

Trong việc thanh toán ( Điều 7 ) , thường người mua đòi hỏi người bán phải giao cho mình đủ các giấy tờ chứng thực sự hợp pháp của hàng hóa mới trả tiền . Bên cạnh người mua, họ còn có một tư vấn kinh tế là Ngân Hàng có nhiều kinh nghiệm trong thanh toán Quốc Tế. Họ có nhiều chuyên viên để thẩm định tính chất trung thực của các loai giấy tờ bên bán giao cho bên mua trước khi chi tiền.cho họ .Để chắc chắn hàng hoá của mình mua là thứ "xịn " theo ( Điều 8 ) bên mua có quyền coi lại , kiểm tra hàng trước khi bên bán bốc vác lên tầu chở sang cho mình . Đây là một thủ thuật để bên mua " hù " bên bán để họ không dám làm " ẩu ", giao hàng "dỏm", hàng "nhái " hay hàng "trộn " vì bên mua sẽ kiểm tra bằng cách chọn ngẫu nhiên theo xác xuất .
Trong quá trình mua bán hàng quốc tế ,( theo điều 8 ), có một nhân vật thứ ba trách nhiệm cũng nặng nề không kém bên mua và bán , đó là người chủ tầu vận chuyển hàng hoá bằng đường biển cho hai bên mua bán Khi tầu đã ra khơi , giá trị tài sản của hai bên mua và bán đặt gánh nặng trên vai người chủ tầu , nếu có những rủi ro bất trắc dọc đường như tầu chìm, hàng hoá bị hư hỏng do thời tiết , bị cướp biển , tầu trôi dạt , mất hàng, giao hàng trễ thì người chủ tầu lãnh đủ bồi thường cho bên mua lẫn bên bán một số tiền lớn . Để thoát hiểm theo ( Điều 9 ) trong những trường hợp nầy , người chủ tầu có thể "bán cái "trách nhiệm cho một nhân vật thứ 4 đó là CôngTy Bảo Hiểm Hàng Hải ( Insurane .). Bằng những Hợp Đồng Bảo Hiểm Nghiệp Vụ nầy , chủ tầu và Nhà Bảo Hiểm quy định rõ ràng những trường hợp sự cố xảy ra từng chi tiết , và đồng thuận ai phải bồi thường , bồi thường theo múc độ bao nhiêu. Dĩ nhiên là chủ tầu cũng phải đóng một số tiền phí bảo hiểm ( Premium ) không phải nhỏ  .

ĐIỀU 10 + 11 + 12 ;

Nếu giữa bộ "đôi" người Mua , ngưòi Bán,có những chuyện vi phạm Hợp Đồng mà không thương lượng được thì phải kiện cáo lẫn nhau ở những cơ quan tài phán Quốc Tế Thương Mại , hay trọng Tài Kinh Tế theo ( Điều 10 ) ,Việc xét xử được tuyên bằng một bản án trừng phạt tài chánh có tính chung thẩm mà hai bên phải chấp hành nếu còn muốn làm ăn trên thương trường Quốc Tế .Nếu không , Công Ty "phạm nhân " sẽ bị trừng phạt kinh tế bắng " cấm vận " hay , " tẩy chay hàng hóa " ," tăng ngạch thuế quan " khi sản phẩm lưu thông ngoài thị trường vào các nước khác . Nhưng việc quan trọng nhất là mất uy tín nhản hiệu trên thế giới khiến không ai còn dám tin cậy làm ăn với mình nữa.
Trong những đièu kiện giao hàng,theo (Điều 11 ) hai bên ghi rõ ràng thời gian bốc xếp hàng lên xuống vì thời gian lưu bãi, lưu kho rất quan trọng. Nó chiếm một chi phí lớn về thuê mặt bằng, bến bãi, neo tầu chờ đợi v.. v..
Những chi phí khác như vật tư chèn, chắn hàng hoá để hàng hóa ở trạng thái tịnh cũng rất tốn kém , hay lều ,vải bạt ny long để che nắng che mưa cho hàng hoá trong khi chờ bốc vác vào kho cũng cộng thêm rất nhiều vào chi phí bao bì, đóng gói làm tăng giá thành .Việc kiểm các kiện hàng khi xuống bãi cũng rất tốn kém chi phí cho người mua trong khi đó chi phí thuế tại cảng giao hàng do người bán gánh chịu.
Theo ( Điều 12 ) hai bên sẽ thống nhất khi có tranh chấp thương maị thì lấy luật pháp một nước làm cơ sở để tranh chấp sau nầy ( Singapore )

ĐIỀU 13 +14 +15 :

Trong điều ( 13 ) Để tháo gỡ cho những cộng ty làm ăn chân chính mà chẳng may gặp những "nạn kiếp " ngoài ý muốn , những sự kiện khách quan, khiến họ không thực hiện được Hợp Đồng mà không có trách nhiệm bồi thường gì cho bên đối tác , là những trường hợp bất khả kháng như : chiến tranh , thiên tai, địch hoạ , động đất , sóng thần , lũ lụt , hỏa hoạn , cấm vận v..v.. .theo những quy định của Phòng Thương Mại Quốc Tế ban hành . Trong điều (14 ) bên bán sau khi tập kết hàng hoá về kho của mình để sẵn sàng giao hàng . Để cho yên tâm hơn về chất lượng, số lượng , tình trạng bao bì cuả hàng hóa mình họ mời Vinacontrol Việt Nam đến kiểm định , giám sát cấp giấy chứng nhận coi như "lá buà " hộ mệnh cho hàng hoá của mình nếu sau nầy có xảy ra tranh chấp , dĩ nhiên là bên bán phải chịu phí tổn .Trong điều ( 15 ) hai bên quy định nếu có tranh chấp thì phải giải thích những ngôn ngữ trong Hợp Đồng theo những phạm trù. quy phạm của bản hướng dẫn năm 1990 cuả Phòng Thương Mại Quốc Tế Nếu Hợp Đồng lập thành nhiều trang thi mỗi trang đều có dấu đóng giáp lai của hai bên mới có giá trị ( đề phòng bị đổi ruột các tờ bên trong ).


HUY THANH . 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét